Chia sẻ với VietNamNet nhận định về những ảnh hưởng, tác động của cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra giữa Nga - Ukraine đối với an ninh mạng toàn cầu, ông Trương Đức Lượng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) cho rằng: Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang làm nổi bật hơn ảnh hưởng của chiến tranh phi truyền thống trong thời đại ngày nay.
Chiến tranh phi truyền thống là cuộc chiến bao gồm các công cụ tấn công an ninh mạng, khi mà chiến sự chưa leo thang thì các cuộc tấn công liên quan đã xuất hiện. Mọi người có thể đọc các tin như: Tấn công vào đường sắt, tấn công vào đài phát thanh - truyền hình, tấn công vào hệ thống kiểm soát quân sự... Đây đều là các mục tiêu trọng yếu của quốc gia. Và chiến tranh khiến cho các hoạt động diễn ra dồn dập và nổi bật hơn so với bình thường. Các mục tiêu bị tấn công cũng có những ảnh hưởng ngày càng đáng kể trong không gian chung của cuộc xung đột và nâng cao vai trò của các tấn công phi truyền thống.
“Không bàn về nguồn gốc của các cuộc tấn công, tác động của các cuộc tấn công mạng khiến toàn bộ các quốc gia khác, dù không tham gia vào cuộc xung đột vũ trang, cũng cần nghiêm túc xem lại khả năng phòng thủ của quốc gia và nâng cao năng lực chung để chống đỡ trong tương lai”, ông Trương Đức Lượng nêu quan điểm.
Bàn thêm về ảnh hưởng, tác động đến không gian mạng Việt Nam, đại diện VSEC nhấn mạnh: Không gian mạng không có biên giới rõ rệt như trong thực tế, việc tấn công vào các mục tiêu trên không gian mạng có thể triển khai dễ dàng, chỉ mất vài phút thay vì cả tuần lễ như bình thường.
Dự báo Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng khó đong đếm là nhiều hay ít, đại diện VSEC phân tích: Khi các hệ thống của Nga và Ukraine bị tấn công mạng thì tình huống hoàn toàn có thể xảy ra là các hệ thống đó cũng tồn tại ở Việt Nam (năng lượng, đường sắt...) và bị lợi dụng để tấn công. Các máy tính nếu không được bảo vệ cẩn thận và lây nhiễm mã độc thì có thể trở thành 1 phần của hệ thống tấn công mạng vào Ukraine/Nga qua mạng botnet.
Với các rủi ro có thể xảy ra này, đại diện VSEC khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước cần rà lại hệ thống công nghệ để đảm bảo rằng hệ thống luôn được cập nhật mới nhất. Ngoài ra, trong bối cảnh có xung đột vũ trang, các tin giả cũng luôn xuất hiện dày đặc trên mạng, vì thế mọi người cũng cần cẩn trọng khi thu thập và phân tích tin tức.
Có cùng quan điểm với đại diện VSEC, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar Nguyễn Minh Đức cũng lưu ý: “Các hệ thống trọng yếu, các tập đoàn đa quốc gia cần sẵn sàng ứng phó trước các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, phát tán mã độc. Nhu cầu bảo vệ thông tin, kiểm thử lỗ hổng và đảo ngược tấn công đang gia tăng trên quy mô toàn cầu vì các nhà quản lý có tầm nhìn đều hiểu rằng những cú click của hacker đều rất “vô tình”, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!”.
Ở góc độ của một tập đoàn đa quốc gia, hãng bảo mật Fortinet cho biết đang quan tâm, theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc về tình hình chiến sự đang diễn ra ở Ukraine. Mới đây, Fortinet đã thông báo tạm ngừng các hoạt động tại Nga.
“Chúng tôi đang nỗ lực rất nhiều để hỗ trợ các khách hàng và đối tác của mình, bao gồm cả các chính phủ trên khắp thế giới để chuẩn bị và phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng. Những nỗ lực này bao gồm việc chia sẻ thông tin tình báo về các mối đe dọa mới nhất được thống kê từ Bộ phận nghiên cứu FortiGuard Labs và từ cả hệ sinh thái rộng lớn gồm rất nhiều các đối tác trên khắp thế giới của chúng tôi”, đại diện Fortinet cho biết.
Chuyên gia Fortinet khuyến cáo tất cả các tổ chức cần nâng cao khả năng phòng thủ trước nguy cơ an ninh mạng đang gia tăng. Điều cần thiết lúc này là đặt hệ thống trong tư thế sẵn sàng, cập nhật đầy đủ các bản vá cho những giải pháp an ninh mạng cần thiết nhất, kiểm tra tổng thể hệ thống bảo mật để chủ động trước các tình huống tấn công có thể xảy ra. Việc xem xét lại và rút kinh nghiệm từ những bài học, kinh nghiệm phòng thủ an ninh mạng cơ bản cũng là việc làm cần thiết nên làm lúc này.
Vân Anh
Các cuộc chiến trên mạng tuy không có tiếng súng nhưng vẫn sở hữu mức độ “sát thương” cao trên diện rộng trong cuộc chiến Nga - Ukraine.
" alt=""/>Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng thế nào đến không gian mạng Việt Nam?Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa vinh danh Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn VNPT đứng vị trí thứ 19/500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021 và vị trí số 2/20 doanh nghiệp lĩnh vực Viễn thông - CNTT.
Sự bùng phát đợt dịch lần thứ tư theo chiều hướng phức tạp đã làm thay đổi mọi dự báo, là “phép thử” khó khăn cho nền kinh tế đất nước, cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ do dịch bệnh và phải nỗ lực để khôi phục sản xuất kinh doanh, đưa nền kinh tế về đà phục hồi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đặc biệt khó khăn đó, VNPT đã có những phương án, chiến lược rất cụ thể để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, sát cánh cùng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn, giữ mức thu nhập ổn định cho người lao động và quyết tâm giữ vững vị trí tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia. VNPT đã đặt ra mục tiêu phải đảm bảo lợi nhuận và hơn thế nữa phải là lợi nhuận bền vững dựa trên năng lực nội tại vững mạnh, sự linh hoạt thích ứng với thị trường.
Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn VNPT đã có những hành động cụ thể như tập trung vào phát triển dịch vụ thiết yếu; các dịch vụ số hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo hoạt động trong điều kiện giãn cách; nâng cao chất lượng, nhân đôi dung lượng các gói dịch vụ với giá không đổi; chuyển đổi phương thức kinh doanh lên môi trường số… VNPT đã quyết liệt, linh hoạt trong điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo diễn biến và nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, kết quả doanh thu và lợi nhuận 9 tháng năm 2021 của Tập đoàn VNPT vẫn đạt tăng trưởng so với cùng kỳ, so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực Viễn thông - CNTT; đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động bằng so với cùng kỳ năm 2020.
Song song với đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, với trách nhiệm của doanh nghiệp trụ cột quốc gia, Tập đoàn VNPT đã và đang sát cánh cùng Chính phủ phòng chống dịch, gắn kết với sức mạnh nội tại doanh nghiệp để cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từng bước vượt qua đại dịch và khôi phục vững chắc hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay trong đỉnh của đại dịch, VNPT đã tham gia đóng góp 400 tỷ đồng vào Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 và kịp thời hỗ trợ nhiều địa phương, khách hàng của mình vượt qua những khó khăn do bệnh dịch gây ra. VNPT thực hiện cam kết hỗ trợ 37 nghìn máy tính bảng cho Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để giúp học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nhiều địa phương triển khai học trực tuyến và hiện đã trao cho một số tỉnh/thành phố…
Những nỗ lực và kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được đó giúp VNPT được vinh danh trong Bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021” do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) với vị trí thứ 19/500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021 và vị trí số 2/20 doanh nghiệp lĩnh vực Viễn thông - CNTT.
Bên cạnh những đóng góp cho cộng đồng trong công tác phòng chống dịch, VNPT vẫn tiếp tục duy trì các chương trình, các dự án để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Đến thời điểm này, hệ sinh thái số VNPT với nhiều sản phẩm dịch vụ công nghệ cốt lõi đã phủ khắp mọi lĩnh vực từ Chính phủ số, Y tế, Giáo dục, Du lịch, Nông nghiệp… góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Trên hành trình xây dựng các giải pháp chuyển đổi số cho Chính phủ và các Bộ ngành, VNPT còn nghiên cứu, triển khai các bộ máy điều hành số tại các địa phương.
Hiện VNPT vẫn tiếp tục tập trung nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhằm chuyển đổi thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam và trở thành doanh nghiệp trụ cột trong quá trình chuyển đổi số Quốc gia với các dịch vụ chiến lược tập trung vào lĩnh vực số. VNPT đặt ra mục tiêu làm chủ nhiều nền tảng công nghệ quan trọng, chuẩn hóa các quy trình sản xuất hiện đại cũng như phát triển hệ sinh thái sản phẩm CNTT đa dạng hàng đầu Việt Nam, tạo thế và lực chinh phục thị trường công nghiệp số thế giới.
Nguyễn Thái
VNPT đã đạt giải Vàng cho sản phẩm bộ thiết bị Mesh Wi-Fi và giành giải Bạc với giải pháp Trung tâm điều hành thông minh VNPT IOC tại giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021.
" alt=""/>VNPT vào Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt NamMay mắn hơn các nạn nhân trên, chị V.K.C (28 tuổi, đang thuê nhà tại tầng 8 của chung cư) chia sẻ gia đình gồm 4 người, hai vợ chồng và 2 người con. Giữa đêm 12/9, chị nghe tiếng báo cháy nên chạy ra cửa, thấy cảnh nhốn nháo.
Vợ chồng chị cùng chạy xuống tầng 1 thì phát hiện cháy lớn, đông người, tắc nghẽn nên không thoát ra được. Anh chị đành quay ngược lên nhà mình, lúc này, họ thất lạc nhau, gọi lớn tiếng nhưng không thành vì đám đông quá hỗn độn.
May mắn, sau đó họ cùng về đến nhà, vợ chồng chị đưa các con và thêm vài người hàng xóm cùng vào phòng, đóng kín cửa. Tuy nhiên, vài phút sau, khói bắt đầu len lỏi vào trong nhà chị. Gia đình chị chui vào trong tủ quần áo trốn khói, vừa gọi cứu hộ qua điện thoại.
“Cứu hộ bảo đi ra hành lang ngay đi”, chị kể lại. Sau khi ra khỏi nhà, gia đình chị và nhiều người được cứu.
Hiện tại, chị C. hiện tỉnh táo, được xếp nằm ở phòng riêng trong khoa và được thở oxy liều thấp nhưng vẻ mặt rất mệt mỏi vì chưa hết bàng hoàng.
Bác sĩ Vũ Việt Hà, khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, cho biết bệnh nhân đã được làm xét nghiệm khí CO trong máu, nếu khí CO tăng, bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân đến trung tâm cao áp để thở oxy. Nếu tình hình thuận lợi, bệnh nhân sẽ được ra viện trong hôm nay hoặc ngày mai.
Theo bác sĩ Hà, khí CO ngoài gây tổn thương trực tiếp còn có thể gây tổn thương não về sau. Vì thế, các bác sĩ sẽ lưu ý theo dõi, đánh giá bệnh nhân trước khi ra viện để tránh tình huống bệnh nhân ảnh hưởng trí nhớ sau khi xuất viện.
Bác sĩ Hà cho biết nạn nhân nhập viện cấp cứu trong các vụ cháy thường do 3 nguyên nhân:
- Ngạt khói, khí
- Nhiệt độ cao gây bỏng
- Chấn thương vì nhảy hoặc ngã từ trên cao hoặc va đập trong quá trình chạy thoát khỏi đám cháy.
Đặc biệt, việc ngạt khói có thể gây tử vong do nạn nhân thiếu oxy tại chỗ, ngộ độc khí CO.
“Trong đám cháy ít nhất phải phủ khăn ướt lên mũi, miệng để tránh khói, nhưng khăn ướt không ngăn được ngộ độc khí CO. Vì thế, trong đám cháy ở trong phòng kín, dù có khăn ướt bệnh nhân vẫn có thể bị ngộ độc do khí CO”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
" alt=""/>Cả nhà 4 người vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ chỉ mình con nhỏ sống sót